Atlanersa

Atlanersa
Con dấu của Atlanersa (Bảo tàng Louvre)
Con dấu của Atlanersa (Bảo tàng Louvre)
Quốc vương Kush
Vương triềuk. 653 – 643 TCN
Tiên vươngTantamani
Kế vịSenkamanisken
Tên ngai (Praenomen)
Khukare
Linh hồn Ka của Ra bảo vệ
M23L2
rax
D43
kA
Tên riêng
Atlanersa
G39N5
tirw
n
r
Aa18
Tên Horus
Djeregtawy
Thiết lập hai vùng đất
Tên Nebty
(hai quý bà)
Merymaat
Thích sự công bằng
Tên Horus Vàng
Semenhepu
Người viết nên luật pháp
Hôn phốiKhaliset, Yeturow, Peltasen, Malotaral, Taba[..] ?
Con cáiSenkamanisken và Nasalsa ?
ChaTaharqa hoặc Tantamani ?
Mẹ[..]salka
Chôn cấtKim tự tháp Nu.20, Nuri
Bệ thờ của Atlanersa tại ngôi đền B 700

Khukare Atlanersa là một vị vua người Nubia cai trị vào khoảng năm 653 - 643 TCN[1]. Vào cuối thời trị vì của Tantamani, Psamtik I chiếm được Thebes, buộc Tantamani phải quay về quê hương. Vì thế các vua Nubia sau đó chỉ nắm quyền kiểm soát trên lãnh thổ của họ.

Tuy không phải là một pharaon nhưng ông vẫn sử dụng các danh hiệu của một pharaon chính thức.

Tiểu sử

Atlanersa là một hậu duệ của Vương triều thứ 25. Không rõ ông là con của Taharqa hay Tantamani, nhưng một phần tên của mẹ ông được đọc là [..]salka[2]. Một số bà vợ của Atlanersa:

  • Yeturow, KhalesePeltasen (?), ba công chúa con vua Taharqa[1][3].
  • Malotaral (?), mẹ của vua kế nhiệm Senkamanisken[1][4].
  • Taba[...] (?), được biết tại Gebel Barkal[5].

Vua Senkamanisken lấy một người chị em gái của ông làm vợ, là Nasalsa. Nếu vậy, Nasalsa có thể là con gái của Atlanersa[6].

Công trình

Atlanersa được chứng thực nhiều tại Gebel Barkal. Tại đây, người ta tìm được một bệ thờ bằng đá granite xám có khắc tên của nhà vua[7]. Atlanersa cũng đã cho dựng một cột tháp tại Dongola, do tàn tích của tháp có ghi tên ông[8]. Ngoài ra, ông cũng cho dựng ngôi đền B700 tại Gebel Barkal, sau đó được hoàn thành dưới thời vua Senkamanisken[1][8]. Tại đền B700, người ta cũng tìm được một bức tượng của nhà vua.

Atlanersa được chôn cất tại kim tự tháp Nu.20, Nuri[9].

Chú thích

  1. ^ a b c d Necia Desiree Harkless (2006), Nubian Pharaohs and Meroitic Kings: The Kingdom of Kush, Nhà xuất bản AuthorHouse, tr.137 ISBN 978-1452030630
  2. ^ J. Eric Aitchison (2016), Revisiting Velikovsky: An Audit of an Innovative Revisionist Attempt Lưu trữ 2018-07-14 tại Wayback Machine, Nhà xuất bản BookBaby, tr.460 ISBN 9781925515947
  3. ^ The Journal of Egyptian Archaeology, Tập 35-38 (1949), Nhà xuất bản Egypt Exploration Society
  4. ^ László Török (1997), Der Nahe und Mittlere Osten, Nhà xuất bản Brill, tr.3 (link) & 261 (link) ISBN 978-9004104488
  5. ^ “Ancient Egypt: Atlanersa”.
  6. ^ Dows Dunham & Laming Macadam (1949), "Names and Relationships of the Royal Family of Napata". The Journal of Egyptian Archaeology 35: tr.139-149
  7. ^ William Stevenson Smith (1960), Ancient Egypt: As Represented in the Museum of Fine Arts, Boston
  8. ^ a b Török, sđd, tr.363 link
  9. ^ Dows D. Dunham (1955), The Royal Cemeteries of Kush: Nuri (quyển 2), Boston, Massachusetts, tr.32